Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Phường Đông Hải  - TP.Thanh Hóa

Phương án sơ tán dân sinh sống ở khu vực có nguy cơ xảy ra thiên tai trên địa bàn phường Đông Hải năm 2024

Đăng lúc: 14:44:56 18/03/2024 (GMT+7)
100%

Ngày 15/3/2024, UBND phường Đông Hải ban hành Phương án số 08/PA-UBND về sơ tán dân sinh sống ở khu vực có nguy cơ xảy ra thiên tai trên địa bàn phường Đông Hải năm 2024, Theo Phương án

Phường Đông Hải có 02 tuyến sông lớn là sông Mã, sông Thống Nhất với 02 tuyến đê (đê hữu sông Mã, tả sông Thống Nhất) có tổng chiều dài đê 6,5 km (trong đó đê cấp I = 4,7 km; đê cấp IV = 1,5 km) là tuyến đê xung yếu có vị trí đặc biệt quan trọng trong công tác phòng chống lũ, lụt nhằm bảo vệ cho toàn bộ nhân dân và cơ sở vật chất của thành phố Thanh Hóa. Trên địa bàn phường có 3 phố là có nhân dân sống ngoại đê (một phần cư dân phố Xuân Minh, phố Ái Sơn 2 và 100% cư dân phố sơn Vạn) là những nơi trực tiếp chịu ảnh hưởng của lũ sông, triều cường khi có lũ lụt xảy ra. Khu dân cư chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ sông, triều cường ở các triền sông là khu dân cư chưa có nhà ở kiên cố và các hộ dân sống ngoại đê phần lớn là nhà cấp 4. Khi có lũ lụt theo các mức báo động 1, 2, 3 và trên báo động 3 thì số hộ và số nhân khẩu phải di dời theo phương án

Với mục đích: Chủ động phòng, tránh, khắc phục có hiệu quả, giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, phát triển bền vững kinh tế xã hội; nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để ứng phó thiên tai đạt hiệu quả cao của chính quyền và các tổ chức xã hội với nhân dân; nâng cao nhận thức của nhân dân để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng tránh thiên tai và chấp hành sự lãnh đạo của chính quyền một cách có hiệu quả công tác phòng tránh bão, lũ và siêu bão. Đồng thời, yêu cầu: Chủ động quyết định số hộ phải di dời trên cơ sở cấp báo động lũ; phải tổ chức chặt chẽ, trật tự và hiệu quả, chủ yếu là di dời sớm (chủ động) khi sắp ngập trên cơ sở dự báo, cảnh báo bão, lũ và siêu bão; phải đồng bộ, phù hợp và sát với tình hình điều kiện thực tế ở địa phương và từng khu vực; tổ chức thực hiện công tác di dời dân khi có bão, lũ của phường, xã theo phương án PCTT & TKCN đã được duyệt; tăng cường thông tin tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, tránh thiên tai của toàn dân trên địa bàn; tránh sự hoang mang dao động trong Nhân dân khi tổ chức thực hiện di dời dân, người dân phải ý thức được “Phải tự cứu lấy mình là chính” Nhà nước chỉ tổ chức, hướng dẫn và hỗ trợ khi thật sự cần thiết, loại bỏ ý thức ỷ lại; phải đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng của các tổ chức, lực lượng, các cấp và các ngành có liên quan.

Phương án sơ tán dân:

1. Tình huống phải sơ tán dân khi có bão gần, áp thấp nhiệt đới:

- Khi có bão gần, áp thấp nhiệt đới có ảnh hưởng trực tiếp được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng thì Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự phường, các phố phải thông báo cho dân đang sinh sống vùng mép nước, ven sông nắm được để chuẩn bị sơ tán vào nơi an toàn. Trong trường hợp cần phải tiến hành sơ tán trong phạm vi của phố tổ dân cư ở cự ly di chuyển ngắn và báo cáo về Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và Phòng thủ dân sự phường, khi tổ di chuyển sơ tán số lượng đông cần hổ trợ lực lượng và phương tiện di chuyển.

 - Khi bão mạnh, áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào đất liền tuyệt đối không được để dân ở lại trong khu vực không an toàn (Các vùng trực tiếp bị ảnh hưởng, nhà chưa được kiên cố). Chỉ để lại các lực lượng an ninh làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự được trang bị phương tiện phòng hộ.

2. Tình huống di dân khi có lũ sông: Trong những năm qua lũ sông xuất hiện ít nhưng hiện tượng do rừng đầu nguồn bị thu hẹp nhiều nên khi có lũ thì lũ sông xuất hiện rất nhanh và hung dữ, đây là loại thiên tai thường kéo dài nhiều ngày, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân lâu dài.

- Khi lũ sông có dự báo mực nước từ báo động II trở lên thì vùng dân cư các vùng xã ngoại đê cần phải di dời vào bên trong đê đối với những hộ gia đình thấp vùng trũng.

Phương án cụ thể như sau:

+ Khi lũ sông dâng nhanh có khả năng làm ngập khu dân cư thì triển khai phương án di dân. Trước hết di chuyển người già, trẻ em tới địa điểm kiên cố (như trường học, trạm y tế, nhà văn hóa các phố, các nhà cao tầng) khu vực nội đê của các phố. + Khi mực nước lũ bắt đầu ngập khu dân cư thì phải di dời các hộ sống vùng ngoại đê vào nội đê. Chỉ ở lại các khu nhà cao tầng nếu có đủ điều kiện về chống lũ, lương thực thực phẩm và nước sạch... để sống hàng tuần trở lên.

+ Giao cho Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và Phòng thủ dân sự phường,và các phố chủ động việc di dời các hộ dân sống ngoại đê của địa phương mình khi có lệnh di dân của Trưởng Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và Phòng thủ dân sự phường, thành phố và báo cáo Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và Phòng thủ dân sự thành phố để chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc và hỗ trợ thực hiện sơ tán.

3. Tình huống di chuyển dân cư khi đê sông xảy ra sự cố:

* Khi lũ sông dâng cao có khả năng gây ra các sự cố tràn đê, vỡ đê làm ngập úng một vùng rộng lớn khu nội đê và các khu dân cư thiệt hại sẽ rất nặng nề. Vì vậy cần phải chủ động đối phó với tình huống này, hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất về tính mạng, tài sản của nhân dân và Nhà nước.

* Tình huống tràn đê, triều cường bất thường, vỡ đê có thể xảy ra:

- Khi có sự cố đê điều phải ra sức chống đỡ bảo vệ công trình nhưng cũng phải tính đến tình huống xấu có biện pháp chủ động di dân và tài sản sớm vào khu vực an toàn theo phương án đã chuẩn bị trước. Nhanh chóng ổn định tạm thời đời sống của nhân dân phải đi sơ tán.

 - Các khu vực dễ xảy ra ngập úng do vỡ đê gây ra cần phải chuẩn bị trước lương thực, thực phẩm, thuốc men... từ 3-5 ngày. Tại các khu vực di tản phải tăng cường công tác vệ sinh phòng chống dịch bệnh, trật tự an ninh. Đề cao tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau.

 - Trong trường hợp bất khả kháng nếu đê có khả năng bị vỡ cần có chỉ đạo của Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và Phòng thủ dân sự thành phố, điều kiện di dân, vị trí di dân đến sẽ tuỳ theo tình hình cụ thể để Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và Phòng thủ dân sự Thành phố quyết định và hỗ trợ, chuẩn bị phương án trước để triển khai khi có sự cố lớn xảy ra về đê điều theo quy định.

- Hướng di dân lên các nhà kiên cố, nhà cao tầng, trường học, trạm xá... chú ý hướng nước chảy từ cao xuống thấp để di dân.

- Tuỳ theo cảnh báo của cấp trên về mức độ của loại thiên tai mà Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và Phòng thủ dân sự phường đưa ra phạm vi, khu vực phải di dân và địa điểm di dân đến. Địa điểm di dời đến tạm quy định ( các trường học, nhà văn hóa, trạm y tế)

 - Phương tiện di dời: Trong điều kiện loại thiên tai xảy ra huy động tối đa các loại phương tiện có thể. Ngoài phương tiện tự có của người dân, Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và Phòng thủ dân sự các phường, phố ven sông huy động tất cả các phương tiện cơ giới trong địa bàn đơn vị mình; Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và Phòng thủ dân sự phường căn cứ vào tình hình theo mức độ và phạm vi di dời để đề nghị thành phố xin hỗ trợ phương tiện để phục vụ việc di dân

Tổ chức thực hiện các thành viên Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và Phòng thủ dân sự phường phối hợp chặt chẽ với các ban ngành các đơn vị, các tổ chức xã hội nhằm đảm bảo di dời dân đến nơi an toàn. Khi có tình huống ngoài khả năng xử lý cần phải báo cáo kịp thời về Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và Phòng thủ dân sự phường có biện pháp hỗ trợ, tăng cường.

Xem chi tiết Phương án tại đây!

Tin bài: Hàn Thương

Công khai kết quả giải quyết TTHC

Truy cập
Hôm nay:
929
Hôm qua:
1341
Tuần này:
10311
Tháng này:
40141
Tất cả:
656515

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289