Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Phường Đông Hải  - TP.Thanh Hóa

Kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm năm 2024

Đăng lúc: 17:22:13 15/04/2024 (GMT+7)
100%

Ngày 10/4/2024, Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hoá ban hành Công văn số 2091/UBND-VP về việc bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm năm 2024. Theo Công văn, Chủ tịch UBND thành phố giao:

 1. UBND phường, xã:

-  Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, vai trò của cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến, dịch vụ thực phẩm trên địa bàn trong việc thực thi pháp luật về ATTP, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen không bảo đảm ATTP trong lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn; truyền thông, giáo dục kiến thức ATTP phù hợp, hiệu quả trong phòng chống ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật, do độc tố tự nhiên (cá nóc, nấm lạ, quả lạ,…) làm thực phẩm.

- Xây dựng kế hoạch và triển khai các biện pháp bảo đảm ATTP, giám sát nguy cơ ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm; tăng cường công tác kiểm tra/phối hợp kiểm tra, giám sát ATTP, trong đó tập trung vào các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể trường học, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; quản lý, giám sát bữa cỗ đông người trên địa bàn; chủ động kiểm tra công tác bảo đảm ATTP, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm, thức ăn đường phố khu vực trước cổng trường học, như: thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không tuân thủ các quy định về ATTP, lấn chiếm lòng đường/vỉa hè để kinh doanh tự phát làm mất mỹ quan đô thị và an ninh trật tự

2. Văn phòng điều phối về Vệ sinh ATTP thành phố Thanh Hóa; Văn phòng HĐND và UBND thành phố; phòng Kinh tế thành phố

- Tham mưu cho Ban Chỉ đạo liên ngành ATTP thành phố, UBND thành phố xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn. Tăng cường phối hợp công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh dịch vụ thực phẩm; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể trường học trên địa bàn theo phân cấp.

- Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về ATTP, công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cho cộng đồng. - Phối hợp với các đơn vị chức năng của Sở Nông nghiệp, Sở Công thương, giám sát, triển khai các giải pháp kiểm soát ATTP trong sử dụng, tiêu dùng sản phẩm nông sản; các loại nấm, cây, củ quả rừng tự nhiên… lưu thông trên thị trường; giám sát ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, chú trọng các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu nhỏ lẻ, đặc biệt là các cơ sở nấu rượu thủ công, ngăn chặn kịp thời việc lưu thông trên thị trường các loại rượu sản xuất, pha chế không đảm bảo an toàn, rượu không rõ nguồn gốc, không có nhãn mác.

3. Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Chỉ đạo các trường học, cơ sở giáo dục có tổ chức bếp ăn tập thể trên địa bàn:

- Kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm và các khâu: chế biến, bảo quản, vận chuyển thực phẩm; tuân thủ quy trình giao nhận, kiểm thực ba bước, lưu mẫu thực phẩm theo Quyết định số 1246/QĐ-BYT ngày 31/3/2017 của Bộ Y tế về việc Ban hành "Hướng dẫn thực hiện chế độ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống".

- Tăng cường kiểm tra, giám sát nguyên liệu thực phẩm đầu vào, quá trình chế biến; kiên quyết không sử dụng nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc hoặc nghi ngờ không bảo đảm ATTP.

- Kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm thực phẩm được trao, tặng miễn phí, hoặc trong chương trình giới thiệu, quảng cáo, bán, hỗ trợ nhân đạo mà các tổ chức, cá nhân thực hiện trong khu vực trường học (nếu có); tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm không đảm bảo ATTP hoặc nghi ngờ không đảm bảo ATTP và thông báo ngay cho UBND phường/xã để có biện pháp xử lý kịp thời. - Tiếp tục giáo dục, tuyên truyền, hướng dẫn để các em học sinh, phụ huynh học sinh thấy rõ nguy cơ, hiểm họa từ việc sử dụng thực phẩm không đảm bảo ATTP từ thức ăn đường phố được bán trước cổng trường.

4. Bệnh viện Đa khoa thành phố; Trung tâm Y tế thành phố Chỉ đạo các khoa, phòng, Trạm Y tế trên địa bàn:

- Tiếp nhận, phân bổ tài liệu truyền thông phòng chống ngộ độc thực phẩm cho các Trạm Y tế phường/xã để làm tài liệu truyền thông cho người dân.

- Chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch, phương án, lực lượng, thuốc men và trang thiết bị để triển khai hiệu quả công tác thu dung, điều trị bệnh nhân; các biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm; tăng cường công tác phối hợp điều tra, xử lý các vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế. 5. Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch thành phố

Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về ATTP, cảnh báo nguy cơ mất ATTP trên địa bàn; hướng dẫn biện pháp chế biến, bảo quản đảm bảo an toàn đối với các thực phẩm truyền thống hoặc theo tập quán của địa phương, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen không bảo đảm ATTP trong lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn. Tăng cường thông tin tuyên truyền về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong các trường học; chú trọng tuyên truyền nội dung "5 chìa khóa để có thực phẩm an toàn" theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: (1) Giữ thực phẩm sạch; (2) Tách riêng thực phẩm tươi sống và qua chế biến; (3) Nấu chín kỹ thức ăn; (4) Giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn; (5) Sử dụng nước và nguyên liệu thực phẩm sống sạch, an toàn.

Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu Chủ tịch UBND phường/xã, Trưởng phòng, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện./.

Tin bài: Hàn Thương

Công khai kết quả giải quyết TTHC

Truy cập
Hôm nay:
1274
Hôm qua:
1281
Tuần này:
2555
Tháng này:
42867
Tất cả:
659241

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289